THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN VƯỜN HOA VEN ĐÊ SÔNG MÃ
Công trình: Dự án Xử lý sạt lở khẩn cấp đê hữu sông Mã, đoạn từ K39+350 – K40+742 – Thanh Hoá
Tổng chiều dài: 1025 m
Diện tích: 41986 m2
— 2009 —
***
Moivaonhatoi xin giới thiệu 1 công trình mà công ty đã vinh dự có dịp được thiết kế, mang ý nghĩa lịch sử, đó là “Dự án Xử lý sạt lở khẩn cấp đê hữu sông Mã, đoạn từ K39+350 – K40+742” (Trong bài viết gọi tắt là Dự Án Hàm Rồng)
Công việc đã hoàn thành: Thiết kế sơ bộ và lập dự án đầu tư.
Khu đất hiện trạng (phía bên phải của hình ảnh):
Dự án này là 1 bước trưởng thành của Moivaonhatoi, khi phương án thiết kế đã làm hài lòng chủ đầu tư, nhà tư vấn thuỷ lợi, rồi trực tiếp đi bảo vệ thành công trước chủ tịch tỉnh Thanh Hoá, sở xây dựng tỉnh Thanh Hoá, các sở Kế hoạch Đầu tư, Môi trường, Văn hoá…
Moivaonhatoi.com đã được gặp mặt trực tiếp chủ tịch tỉnh và được ưng thuận phương án của mình!
Mời các bạn cùng xem phương án thiết kế nhé!
A/ Sự cần thiết phải đầu tư:
Trong nhiều năm qua, các công trình Thuỷ lợi, đê kè được xây dựng và phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Đi cùng với sự phát triển đó, nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo an ninh Thuỷ lợi, mà còn phát triển lên mức cao hơn, đó là nhu cầu về thẩm mỹ. Một trong những ví dụ điển hình là thủ đô Hà Nội, với bức tường chắn sóng trên đường Âu Cơ, vốn là bức tường bê tông thô cứng được cải tạo thành “Con đường gốm sứ” để mừng dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long.
Ảnh dự án con đường gốm sứ – Đường Âu Cơ – Hà Nội:
Nằm ở vị trí có vai trò cửa ngõ ra vào Thanh Hoá, công trình “Xử lý sạt lở khẩn cấp đê hữu sông Mã, đoạn từ K39+350 – K40+742” không chỉ cần đạt được yêu cầu về Thuỷ lợi, phòng chống lụt bão, mà còn phải đáp ứng được yêu cầu về Kiến trúc cảnh quan. Là bộ mặt đón chào, cửa ngõ phía Bắc của thành phố Thanh Hoá.
Bản đồ VN với Thanh Hóa là điểm trung tâm giao thông:
Trên bản đồ Việt Nam, Thanh Hoá có vai trò trung tâm, cầu nối giao thông huyết mạch 2 phần Nam – Bắc Việt Nam. Trong đó, vị trí có vai trò then chốt nhất là cầu Hàm Rồng và cầu Hoàng Long. Đây là vị trí then chốt, cửa ngõ của giao thông (Quốc lộ 1A), nơi mà hầu hết tất cả các phương tiện đi Nam – Bắc đều phải đi qua nói chung, cũng như là cửa ngõ của tất cả các phương tiện từ các tỉnh phía Bắc vào Thanh Hoá nói riêng.
Ảnh chụp vệ tinh khu đất – Khoảng cách so với các vùng lân cận:
Không những thế, dự án còn nằm trên khu đất có truyền thống văn hoá lịch sử lớn của đất nước, của thành phố Thanh Hoá, đó là cầu Hàm Rồng. Triển khai dự án là nhu cầu khẩn trương và thiết thực để kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng (3-4/4/1965 – 3-4/4/2010) – một trong những chiến thắng vang dội của quân và dân tỉnh Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
Dự án mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, góp phần cải tạo cảnh quan, tạo dựng môi trường sống tốt, tạo ra quỹ cảnh quan đô thị đồng bộ phục vụ nhu cầu và lợi ích chung cho xã hội, đồng thời làm giàu ngân sách thành phố thông qua việc đẩy mạnh, xúc tiến đầu tư Du lịch tỉnh Thanh Hoá.
B/Thuyết minh phương án:
1- Ảnh hiện trạng khu đất:
Đây là ảnh hiện trạng khu đất, đây là cửa ngõ mặt tiền của thành phố Thanh Hoá, nhưng chưa được sử dụng đúng mục đích. Hiện tại, nơi đây đang vừa là bãi phế thải vật liệu xây dựng, là cảng tàu chở than, và nhiều khu vực bỏ hoang. Với vị trí cảnh quan đẹp nhưng người dân chưa được sử dụng để vui chơi, hoạt động du lịch… Do vậy, Công trình “Đê Hữu sông Mã…” đặc biệt là Hạng mục Thiết kế cảnh quan là chủ trương đúng đắn của Tỉnh.
Và sau khi cải tạo cảnh quan (ảnh chụp khi đang hoàn thiện 85%):
2 – Vị trí địa lý khu vực thiết kế cảnh quan:
Trên bản đồ Việt Nam, Thanh Hoá có vai trò trung tâm, cầu nối giao thông huyết mạch 2 phần Nam – Bắc Việt Nam. Trong đó, vị trí có vai trò then chốt nhất là cầu Hàm Rồng và cầu Hoàng Long. Đây là vị trí then chốt, cửa ngõ của giao thông (Quốc lộ 1A), nơi mà hầu hết tất cả các phương tiện đi Nam – Bắc đều phải đi qua nói chung, cũng như là cửa ngõ của tất cả các phương tiện từ các tỉnh phía Bắc vào Thanh Hoá nói riêng.
Về yếu tố cảnh quan: Công trình có vị trí khá thuận lợi do tiếp cận trực tiếp, ăn nhập với khu vực cảnh quan xung quanh, đó là khu di tích Núi Ngọc, cầu Hàm Rồng, sông Mã.
Đối với dân cư – yếu tố ảnh hưởng đến công năng sử dụng của công trình. Công trình khá gần các khu dân cư xung quanh. Khu dân cư bên kia cầu Hoàng Long: 1Km, Khu dân cư gần nhất của thành phố Thanh Hoá: 3Km, và cách Trung tâm thành phố 5Km. So sánh với các ví dụ thực tế của thành phố đang phát triển là Hà Nội, ta dễ dàng nhận thấy, khoảng cách 5Km này chỉ tương xứng với khoảng cách từ Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đến Đường Thanh Niên (hồ Tây) Hà Nội, hoặc từ Bến xe Giáp Bát đến cầu Chương Dương – HN. Do vậy, với sự phát triển trong 1 vài năm sắp tới, công trình sẽ trở thành vườn hoa trung tâm, được nhân dân (cũng như khách tham quan) sử dụng nhiều.
Đối với các khu Công nghiệp: Phía Nam công trình khá gần với khu công nghiệp. Do vậy, công trình có vai trò cảnh quan, che chắn các khu công nghiệp này về mặt thẩm mỹ, về mặt tiếng ồn, bụi, và khí thải.
3 – Phân tích hiện trạng:
Giao thông tiếp cận công trình rất thuận lợi, bao gồm cả đường thuỷ và đường bộ, và còn là cảnh quan đón tiếp của đường sắt.
Phía Nam công trình là tuyến đường lớn chạy dọc. Phía Bắc là tuyến đường sông, thuận lợi cho việc sử dụng các tàu thuyền du lịch.
Tại các điểm đầu mối giao thông như vậy luôn là các công trình có tính chất quan trọng. Đây là điều kiện thuận lợi bậc nhất đối với tất cả các công trình kiến trúc. thiết kế cảnh quan sân vườn
Khu đất có 2 điểm thu hút hướng nhìn chính. Đó là khu đất trên cốt cao, gần chân cầu Hàm Rồng, và đoạn phình to của dải đất. Hai điểm này được nhìn thấy rõ từ các hướng giao thông: từ 2 cầu đi vào Thành phố, từ con đường bao phía Nam khu đất.
Và qua phân tích trên, Moivaonhatoi đã chọn 2 điểm nhấn chính của công trình, một là ở chân cầu Hàm Rồng, hai là ở giữa khu đất.
4 – Các công trình thiết kế cảnh quan tham khảo để rút ra quan điểm thiết kế công viên:
Sau khi tham khảo Trong nước và nước ngoài đã có rất nhiều công trình có diện tích, tính chất gần tương tự khu đất của Dự án. Xem họ đã làm như thế nào? để mình học hỏi, qua đó rút ra phương án thiết kế của mình. Và dưới đây là phác thảo 2 phương án:
5 – Phương án thiết kế công viên 01 (Phương án so sánh):
Phương án 1: Công viên văn hoá lịch sử Hàm Rồng.
Trong phương án này, công trình vừa là khu vui chơi, đường đi dạo, vừa là các không gian trưng bày hiện vật lịch sử. Điểm nhấn chính của công trình là Tượng Đài Hàm Rồng ở chân cầu Hàm Rồng và Quảng trường ở giữa khu đất – biểu trưng cho chiến thắng, độc lập dân tộc.
Dọc các tuyến đi bộ xung quanh bố trí nhiều hiện vật.
Từ Tượng Đài Hàm Rồng đến Quảng trường, trưng bày các hiện vật chiến tranh.
Quảng trường biểu trưng cho chiến thắng, là độc lập, là vinh quang. thiết kế cảnh quan sân vườn
Từ Quảng trường đến bến tàu (gần hết khu đất), trưng bày các hiện vật biểu trưng cho các thành tựu sau khi độc lập…
Từ bến tàu trở đi là đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
6 – Phương án thiết kế công viên 02 (Phương án chọn):
Công viên Hàm Rồng, điểm dừng chân của khách du lịch, là nơi đi dạo, tập thể dục, tổ chức các triển lãm, vui chơi ngoài trời.
Do quy hoạch chung, liên hệ tới các dự án du lịch xung quanh khu đất, do kinh tế xây dựng, định hướng đầu tư của Tỉnh, Phương án 2 đã được chọn
7 – Các chi tiết tham khảo thiết kế kiến trúc cảnh quan:
Các hình ảnh minh hoạ cho các chi tiết sử dụng trong phương án.
8 – Sau khi chọn 1 phương án, đi vào chi tiết phương án chọn:
Phương án 2 được chọn, đi vào thiết kế chi tiết. Và bản vẽ này nếu được phóng to lên, các bạn có thể nhìn thấy rõ từng chiếc ghế đá, bồn cây, lan can, cột đèn…
Tại điểm nhấn thứ 1: Chân cầu Hàm Rồng: là Khu Tiếp Đón. Khu này có tính chất như nhà hàng, giải khát, bán đồ lưu niệm, phục vụ cho du khách tham quan nghỉ ngơi sau chặng đường xa. Các du khách của Khu đất cũng như các khu du lịch lân cận (Núi Ngọc, cầu Hàm Rồng…) hoặc các du khách đi ngang qua tỉnh Thanh Hoá muốn dừng chân nghỉ rồi đi tiếp mà không vào Thành Phố.
Tại điểm nhấn thứ 2: Quảng Trường, nơi trung tâm vui chơi, sinh hoạt ngoài trời của khu đất. Là nơi tổ chức các sự kiện. Các con đường uốn cong mềm mại phù hợp với điều kiện vị trí ven sông, và có tính chất hướng về Quảng Trường.
Thiết kế cảnh quan công viên khu vực sông Mã sau khi thi công:
9 – Nghiên cứu chiếu sáng ban đêm:
Đối với các công trình gần mặt nước, nghiên cứu chiếu sáng ban đêm là điều kiện hết sức cần thiết. Khi đó, mặt nước đóng vai trò 1 tấm gương phản chiếu những gì đẹp nhất mà người thiết kế đã đem lại.
Giống như khi nghĩ về Hồ Gươm, 80% các bạn sẽ nghĩ tới hình ảnh Tháp Rùa với ánh sáng lung linh buổi tối, phản chiếu xuống mặt nước. 20% còn lại mới là nghĩ tới hình ảnh Tháp Rùa ban ngày. Điều đó thể hiện tầm quan trọng rất lớn của thiết kế chiếu sáng đối với Dự án Hàm Rồng, một dải đất trải dài ven sông Mã.
10 – Phối cảnh Quảng Trường – bản thiết kế 3D:
Góc nhìn này các bạn sẽ nhìn thấy Quảng Trường trung tâm, Quảng Trường với bán kính 23m, với thiết kế hình bông hoa đang nở. Là nơi vui chơi, tổ chức các sự kiện ngoài trời.
11 – Phối cảnh khu tiếp đón:
Vẻ đẹp của công trình được tôn điểm bởi không gian sông Mã, và hài hòa với khung cảnh chung.
Khuôn viên cảnh quan sau khi hoàn thành:
Nhìn từ trên cầu Hoàng Long xuống vườn hoa công viên vừa thiết kế:
Vườn hoa Hàm Rồng về đêm:
Nằm ở vị trí cửa ngõ, là khung cảnh mà bất kì du khách nào đến Thanh Hóa, đi qua cầu Hoàng Long cũng sẽ nhìn thấy đầu tiên. Do vậy, công trình có ý nghĩa rất lớn và là niềm tự hào của các KTS.moivaonhatoi
Nếu các bạn yêu thiên nhiên, yêu thích cây xanh, các bạn có thể xem thêm khu vườn của Biệt thự nhà vườn góc quê giữa lòng Hà Nội, chắc các bạn sẽ thích!
Bình luận được đóng lại.